Lịch sử hình thành của cocktail

Xin chào mọi người. Bài đầu tiên của chuyên mục F&B này, Hotel Briefing sẽ nói về cocktail, một trong những sản phẩm đặc thù của bộ phận ẩm thực trong nhà hàng, khách sạn. Thời điểm cuối năm là lúc có nhiều dịp cho các bạn tụ tập liên hoan, hy vọng những kiến thức thú vị này sẽ giúp các bạn trong công cuộc… gây ấn tượng với một người đặc biệt nào đó mà bạn muốn làm quen, nhé.

THUẬT NGỮ COCKTAIL XUẤT HIỆN TỪ KHI NÀO

Các bạn trẻ bây giờ sành ăn uống, thời trang và lifestyle lắm, chắc ai cũng đã nghe nhiều về thuật ngữ Cocktail, một loại thức uống có cồn được pha trộn bởi nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Không biết đối với các bạn thì sao, còn tôi thì biết đến Cocktail và thuật ngữ Bartender bằng bộ phim cùng tên do Tom Cruise đóng vào năm 1988. Lúc đó chỉ biết anh Tom đẹp trai, múa chai quăng chai hay, pha chế giỏi, chứ có biết gì nữa đâu. Nhắc lại hồi còn đi học cũng chẳng nghe ai nói về lịch sử của Cocktai, tại sao lại như vậy? Tại vì chẳng ai nhớ hoặc biết rõ từ khi nào lại có thuật ngữ này xuất hiện. Chỉ biết là vào năm 1806, từ “Cocktail” lần đầu tiên xuất hiện trên báo giấy, The Balance and Colombian Repository, với mục đích là công kích hệ thống chính trị vào thời điểm đó. Vào năm 1890 thì Cocktail được dùng để miêu tả thức uống được pha chế bằng shaker, mixing glass, hoặc phục vụ trực tiếp. Và từ 1920 trở đi, Cocktail trở nên phổ biến hơn, cũng từ thời điểm đó các từ như “tiệc Cocktail” hay “chân váy Cocktail” cũng bắt nguồn từ đó.

Hotel Briefing Blog
Thuật ngữ “Cocktail” được nhắc đến lần đầu tiên trên báo giấy The Balance and Colombian Repository năm 1806

Tuy vậy, việc pha chế các món uống có cồn và không cồn đã xuất hiện từ thời xa xưa lận. Có thể các bạn nên biết là từ trước khi có cocktail ông bà ta đã biết trộn lẫn rượu vang, mật ong và các loại thảo mộc, gia vị lại với nhau. Đến khi có các loại rượu mạnh và rượu mạnh mùi ngọt thì đa phần Cocktail được sử dụng như các loại thức uống Khai vị và Tiêu vị. Vào khoảng những năm 1740 thì món Cocktail “Gin & Tonic” được phát minh bởi những người lính viễn chinh Anh Quốc, với mục đích hạn chế bệnh sốt rét khi phải đóng quân ở Ấn Độ.

Hotel Briefing Blog
“Gin & Tonic” cocktail

NƯỚC ĐÁ: KHỞI NGUỒN CHO SỰ PHỔ BIẾN CỦA COCKTAIL

Như phần trên tôi đã nhắc đến việc tuy Cocktail được biết đến từ những năm 1800, nhưng mãi đến 50 năm sau, tức là đến khoảng 1850 Cocktail mới thực sự trở nên phổ biến ở Mỹ. Thời điểm đó, các loại rượu mạnh như Brandy, Rum, và Whiskey đã rất phổ biến tại đây. Tuy nhiên tồn tại một vấn đề rất lớn ảnh hưởng đến sự phổ biến của Cocktail: đó chính là Nước Đá. Đúng vậy, nước đá là thành phần quan trọng trong việc pha chế các món Cocktail mà, không có đá làm sao pha được??? Thời đó tủ lạnh, tủ đông, máy làm đá làm gì có, đá chỉ có ở New York, New Orleans và San Francisco. Đó là lý do các thành phố này nổi tiếng về bartender hơn các nơi khác. Năm 1834, Jacob Perkins sáng chế ra máy giữ lạnh đá (đá này thật ra là băng được thu thập từ trên núi cao, giống như cảnh mở đầu trong phim hoạt hình Frozen, 2013). Đến năm 1859, Ferdinand Carré mới sáng chế ra một hê thống làm nước đá, và kể từ đó nước đá mới trở nên phổ biến.

Hotel Briefing Blog
Nước đá trong pha chế

NGÀNH PHA CHẾ: NHỮNG NỀN MÓNG ĐẦU TIÊN

Những điều kiện trên đã giúp ngành Pha Chế nước uống trở nên thịnh hành với những gương mặt nổi tiếng thời điểm đó: như Jerry Thomas là bartender đầu tiên xuất bản sách pha chế vào năm 1862. Năm 1882, Harry Johnson và William Boothby, xuất bản New and Improved Bartender’s Manual. Một trong những cuốn sách dạy pha chế hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới. Những năm 1900 thì Cocktail trở nên phổ biến trên toàn thế giới, không còn gói gọn ở Mỹ nữa.

Hotel Briefing Blog
Sách New and Improved Bartender’s Manual xuất bản năm 1882

Tuy nhiên do chiến tranh thế giới lần 1 (1914-1919), Lệnh cấm thức uống có cồn ở Mỹ (1919-1933), chiến tranh thế giới lần thứ 2 (1939-1945), Cocktail bị quên lãng nhẹ trong khoảng thời gian đó. Đến sau năm 1945, Cocktail trở thành một điểm nhấn văn hóa tại các nước Châu Âu, trong khoảng thời gian này, các công thức mới xuất hiện liên tục, Bellini, Irish Coffee, Black Russian, Mai Tai, Margarita, Screwdriver. Đến năm 1988, cũng từ bộ phim “Cocktail” thì khái niệm “Flair Bartender” hay còn gọi là pha chế biểu diễn mới khai sáng. Và từ đó trở đi, các cuộc thi Bartender trên toàn thế giới đều có 2 hạng mục thi là: Mixologist và Flair Bartender, và cả 2 hạng mục này đều quan trọng như nhau.

Hotel Briefing Blog
Poster phim “Cocktail” năm 1988

Nguồn tham khảo:

Sách tham khảo:

  • Larousse Cocktail, 2005
  • Managing Bar and Beverage Operations, AHLA, 1996
  • The Bartender’s Guide to Cocktails and Mixed Drinks, Barnes & Noble, 2006
  • The Bartender’s Book, Parragon 2008

Bài viết của Hotel Briefing đến đây là kết thúc rồi. Chúc các bạn tìm thấy sự thích thú đối với ngành ẩm thực nói chung và bartender nói riêng. Các bạn cứ liên hệ Hotel Briefing nếu có thắc mắc nào khác, cảm ơn và chúc mọi người có những khoảnh khắc đáng nhớ trong những cuộc vui của mình.


Cùng dòng chuyên mục này, các bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

Để nhận thông báo về những bài viết mới nhất của Hotel Briefing Blog, vui lòng để lại email của bạn vào ô bên dưới:

Đang cập nhật hệ thống…
Cảm ơn bạn đã quan tâm! Hotel Briefing Blog sẽ gửi email cập nhật các bài viết mới cho bạn nhé.
Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.