Các công cụ digital marketing mà bạn cần biết

Hotel Briefing xin chào mọi người quay lại với chuyên mục Marketing, cụ thể hơn là Digital Marketing. Như đã đề cập ở bài viết Những kỹ năng mềm & tư tưởng bạn cần chuẩn bị khi làm Sales & Marketing trong khách sạn, Hotel Briefing sẽ điểm qua một vài công cụ và nền tảng mà bạn có thể học hỏi và tìm hiểu ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường để chuẩn bị một hành trang kiến thức vững vàng phục vụ cho công việc Marketing sau này.

Các bạn lưu ý, đây là những công cụ chiếu theo nhu cầu công việc của phòng Marketing của một khách sạn 5 sao, nếu so với công việc Marketing cho ngành nghề khác thì có thể sẽ có khác biệt đôi chút nhé. Tuy nhiên, đây đều là những nền tảng và công cụ rất phổ biến rồi, nên mọi người chịu khó lưu ý nhé.

I. Công cụ quản lý social media: Buffer, Hootsuite, Social Rank

Đây là những công cụ online hỗ trợ quản lý các kênh social media (Facebook, Instagram, Youtube…) của doanh nghiệp trên cùng 1 platform (nền tảng). Những công cụ này cực kỳ hữu ích khi doanh nghiệp của bạn có trên 3 tài khoản social media cần quản lý, giúp giảm thiểu thời gian chuyển đổi giữa các ứng dụng, hạn chế thiếu sót trong việc trả lời khách hàng, hay tự động lên lịch bài viết hàng tuần/ hàng tháng…

Hầu hết các công cụ này đều có phiên bản miễn phí, mỗi công cụ đều có những ưu & khuyết điểm khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của công ty, Hotel Briefing sẽ có bài viết chi tiết so sánh & đánh giá các công cụ này dành cho những in-house marketer của khách sạn sau nha.

Giao diện lên lịch bài viết theo calendar view của Buffer

II. Công cụ thiết kế & hỗ trợ thiết kế

Như đã đề cập trong bài viết Làm Marketing trong khách sạn là làm gì? (Phần 1), tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm sáng tạo như Graphic Designer, việc hiểu và tiếp xúc các công cụ thiết kế diễn ra khá thường xuyên với các Marketer với nhiều lý do:

  • Bạn cần hiểu cách hoạt động của các công cụ thiết kế để biết cách truyền đạt ideas hoặc ý kiến của các sếp cho Graphic Designer một cách hợp lý.
  • Bạn cần có kiến thức về kỹ thuật in ấn căn bản, định dạng file in ấn phù hợp
  • Hỗ trợ Graphic Designer trong việc tự thiết kế một số layout đơn giản không in ấn (banner/ post trên social media)
  • Trong trường hợp không có Graphic Designer mà có pop-up request từ các bộ phận trong việc chỉnh sửa file đơn giản, bạn cũng có thể tự thao tác trên các phần mềm này (ví dụ như sửa các chi tiết trong menu, sửa tiêu đề poster…).

Sau đây là một vài công cụ phổ biến bạn cần biết:

1. Các công cụ thiết kế chuyên nghiệp

Những phần mềm chuyên nghiệp phải kể đến như:

  • Adobe Photoshop: phần mềm đồ hoạ chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp,  thiết kế file…
  • Adobe Illustrator: phần mềm đồ hoạ vector, chuyên vẽ/ sáng tạo sản phẩm thiết kế, hỗ trợ các định dạng file in ấn
  • Adobe InDesign: phần mềm dàn trang chuyên nghiệp, quan trọng trong in ấn
  • CorelDRAW: phần mềm đồ hoạ vector, tương tự như Illustrator nhưng hỗ trợ cắt vi tính tốt hơn, được hầu hết các nhà in sử dụng
“Đại gia đình” Adobe

2. Công cụ thiết kế miễn phí đơn giản: Canva

Có một thực tế là làm việc trong các công ty/ khách sạn lớn, bạn sẽ bị giới hạn trong việc sử dụng các phần mềm bên ngoài không phải các phần mềm office chính thống (trường hợp ở đây là các phần mềm thiết kế) vì các vấn đề về bảo mật, bản quyền, và chi phí. Chính lúc này những online design tools sẽ là công cụ cực hữu ích cho những công việc thiết kế đơn giản mà không cần phải cài đặt phần mềm.

Một công cụ online phổ biến và dễ sử dụng nhất hiện tại phải nhắc đến là Canva. Canva hỗ trợ rất nhiều tính năng cho phiên bản miễn phí, bạn chỉ cần đăng ký một tài khoản là đã có thể tận dụng kho thiết kế khổng lồ có sẵn của Canva và điều chỉnh lại để phù hợp với mục đích của mình. Từ thiết kế social post, facebook banner đến thiết kế poster, menu… Canva còn hỗ trợ rất nhiều font chữ đẹp cho phiên bản miễn phí.

Canva hỗ trợ xuất file nhiều định dạng, kể cả PDF in ấn

3. Các trang web tải ảnh

Hotel Briefing sẽ phân loại các trang web tải ảnh stock thành 2 loại miễn phí và trả phí. Với mục đích sử dụng phi thương mại (các post trên social media không quảng cáo sản phẩm, sử dụng cho các file thuyết trình in-house…) có thể dùng hình ảnh trên các trang cung cấp miễn phí. Tuy nhiên với mục đích thương mại ( quảng cáo hoặc bán sản phẩm) bắt buộc bạn phải mua các hình ảnh đã được cấp phép cho mục đích sử dụng thương mại:

III. Công cụ gửi Email Marketing

Có nhiều platform gửi và thiết kế EDM (Electronic Direct Mail) khác nhau. Khi làm ở các khách sạn lớn, thông thường tập đoàn đã chỉ định bên cung cấp dịch vụ EDM, khi làm việc bạn sẽ được training & làm quen với giao diện.

Ở đây Hotel Briefing liệt kê một vài bên cung cấp dịch vụ EDM phổ biến và giao diện dễ sử dụng, tuỳ thuộc vào ngân sách, số lượng email gửi đi hàng tháng, số lượng data khách hàng khách sạn có hay những tính năng đi kèm mà lựa chọn nhà cung cấp phù hợp. Một số nhà cung cấp nổi tiếng trong lĩnh vực này bao gồm: MailChimp, GetResponse, ConvertKit, SendinBlue

Hotel Briefing Blog
Tính năng “Drag-and-drop” trong thiết kế layout email của MailChimp

IV. Công cụ quản lý dự án (Project management)

Đây là một trong những công cụ hữu ích nhất mà mình luôn mong muốn áp dụng trong quá trình làm việc để quản lý công việc hay dự án hiệu quả hơn. Những công cụ này cho phép phân chia task và deadline cho các thành viên trong team một cách trực quan, hiển thị task theo dạng list hay calendar view, hỗ trợ người quản lý trong việc theo dõi tiến độ công việc của các thành viên hoặc theo dõi tiến độ của dự án, hỗ trợ team member trong việc hiểu công việc và workload của từng thành viên trong team mình…  

Hotel Briefing chắc chắn sẽ có bài viết giới thiệu cụ thể hơn về các công cụ này, ở đây mình đề cập một số công cụ phổ biến, cung cấp phiên bản miễn phí, hỗ trợ sử dụng trên web và điện thoại như: Trello, Asana, Freedcamp, Wrike

Giao diện Asana trên desktop & mobile

V. Công cụ hỗ trợ quản lý, phát triển website

1. Công cụ phân tích website traffic (lưu lượng truy cập trang web):

  • Google Analytics (GA): được xem là một trong những công cụ quyền lực nhất đến từ Google dành cho các quản trị viên website & các marketer. GA cho phép quản lý các thông số traffic dẫn về website: thống kê theo nhân khẩu học đối tượng khách hàng truy cập vào website (demographics), phân tích các nguồn truy cập website (traffic sources), thiết bị điện tử khách hàng sử dụng để truy cập website (devices), thống kê nội dung nổi bật người truy cập quan tâm trên website…
  • SimilarWeb: Tuy không có những báo cáo chuyên sâu như Google Analytics, SimilarWeb lại cung cấp giao diện trực quan giúp người sáng tạo nội dung dễ dàng nắm bắt những thông số cần thiết về lưu lượng truy cập website như: tổng lượt truy cập, thiết bị truy cập, thời gian truy cập, tỉ lệ rời trang, top từ khoá tìm kiếm… Công cụ này còn cực kỳ hữu ích để đánh giá các website của đối thủ cạnh tranh hoặc các trang báo điện tử muốn hợp tác với khách sạn. Nhược điểm của SimilarWeb là chỉ cung cấp số liệu thống kê với các website có hơn 5000 lượt truy cập mỗi tháng.
Hotel Briefing Blog
Giao diện SimilarWeb khi phân tích website kenh14.vn

2. Công cụ nghiên cứu từ khoá (Keyword research) & tối ưu hoá SEO*:

*SEO (Search Engine Optimization, tạm dịch là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là tập hợp những phương pháp nhằm tối ưu hóa khả năng hiển thị của website với máy chủ tìm kiếm (Search Engine) như Google, Bing, Yahoo Search,… từ đó nâng cao thứ hạng website khi người dùng tìm kiếm với các từ khóa liên quan.

Lưu ý: Để nghiên cứu từ khoá thích hợp cho website luôn cần nhiều hơn hơn một công cụ vì mỗi loại có những tính năng đặc biệt khác nhau, người sáng tạo nội dung trước hết cần hiểu rõ về sản phẩm & doanh nghiệp của mình, từ đó tham khảo trên nhiều nguồn khác nhau để đưa ra các chiến lược từ khoá phù hợp. Hotel Briefing sẽ điểm qua một vài công cụ nổi bật ở lĩnh vực này:

  • Google Trends (trước đây là Google Insights): Công cụ này giúp người xây dựng nội dung biết được xu hướng tìm kiếm từ khoá (hằng ngày hoặc theo thời gian thực) trên thế giới hay của một quốc gia, cho phép so sánh độ phổ biến của 2 hay nhiều từ khoá khác nhau dựa theo vị trí địa lý & khoảng thời gian tìm kiếm. Đây là công cụ thiết yếu phải tham khảo đầu tiên trong quá trình xây dựng chiến lược nội dung. Bên dưới là ví dụ cho việc quyết định chọn keyword “mooncake” thay vì “moon cake” trước khi xây dựng content trên website về bánh trung thu.
  • Google Search Console (trước đây là Google Webmaster Tools): Công cụ này hỗ trợ quản trị viên & người sáng tạo nội dung tối ưu hoá khả năng hiển thị của trang web bằng nhiều tính năng khác nhau. Một trong những tính năng quan trọng nhất là thống kê các từ khoá mang đến traffic cho website (lên đến 1000 từ khoá). Một số tính năng quan trọng khác bao gồm: Gửi và kiểm tra sơ đồ trang web (sitemap), liệt kê các trang nội bộ (internal links) và trang bên ngoài (external links) liên kết tới trang web…
  • Các công cụ chuyên sâu hơn để nghiên cứu lưu lượng tìm kiếm từ khoá (search volumn), đề xuất các từ khoá liên quan (related keywords), nghiên cứu xây dựng hệ thống backlinks*, nghiên cứu từ khoá của đối thủ cạnh tranh:

*Backlinks: dịch nôm na là liên kết (link) trả về, là những liên kết trỏ tới website của bạn từ một website khác. Trang web có nhiều backlink tốt sẽ rất tốt cho thứ hạng tìm kiếm.

Ví dụ cho việc Google Trends cho phép so sánh độ phổ biến của 2 hay nhiều từ khoá khác nhau dựa theo vị trí địa lý & khoảng thời gian tìm kiếm

3. Các công cụ kiểm tra tốc độ website:

Nhìn chung các công cụ này thường cho ra kết qua tương đối giống nhau, tuỳ công cụ sẽ có thêm những tính năng bổ sung (liệt kê một số lỗi kỹ thuật phổ biến, đề xuất phương án sửa chữa…): Google PageSpeed Insights, Think with Google, Pingdom Website Speed Test… 

Google PageSpeed Insights đo lường tốc độ tải trang vnexpress.net trên điện thoại

Vậy là đã điểm qua 5 mảng công cụ Digital Marketing mà một Marketer cần biết. Hotel Briefing sẽ có những bài viết nêu ví dụ và hướng dẫn việc ứng dụng một công cụ nào đó cho một mảng/ trường hợp cụ thể mà bạn sẽ gặp trong môi trường làm việc thực tế. Mời mọi người đón đọc sau nhé. Chúc các bạn một ngày nhiều niềm vui và thành công nha.

Link đến media kit và thông tin tổng quan của các đầu báo, tạp chí:


Để nhận thông báo về những bài viết mới nhất của Hotel Briefing Blog, vui lòng để lại email của bạn vào ô bên dưới:

Đang cập nhật hệ thống…
Cảm ơn bạn đã quan tâm! Hotel Briefing Blog sẽ gửi email cập nhật các bài viết mới cho bạn nhé.
Advertisement

2 comments

  1. […] Tuy nhiên với Marketing thì khác, các công cụ mà Marketing sử dụng sẽ đặc biệt nhiều, trải dài từ mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, công cụ đo lường website, công cụ online reputation management… cho đến các công cụ quản lý project và hỗ trợ thiết kế trực tuyến. Những công cụ này, các bạn sinh viên có thể tự tìm hiểu trước và nếu được thì sử dụng làm quen trước, điều đó sẽ rất có ích cho các bạn. (Tham khảo bài viết Các công cụ digital marketing mà bạn cần biết) […]

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.