Hotel Briefing Blog xin chào các bạn độc giả. Đầu năm mới, đội ngũ Hotel Briefing xin kính chúc các bạn nhiều sức khỏe, thành công, hạnh phúc và an yên nhé!
Như các bạn đã chứng kiến, có lẽ không có năm nào tồi tệ như năm 2020. Dịch bệnh hoành hành gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh doanh; trong đó Tourism & hospitality industry là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hiện nay, các nước trên thế giới vẫn đang tiến hành các biện pháp mạnh để ngăn chặn dịch bệnh lây lan và hình thức cụ thể nhất vẫn là cách ly. Việc di chuyển bị hạn chế tối đa dẫn đến du lịch ngưng trệ, hàng trăm ngàn người làm việc trong ngành bị sa thải vì các tập đoàn không còn gánh nổi chi phí nữa.
Sự xuất hiện bất ngờ của đại dịch cũng giúp khai sinh và thúc đẩy một loạt xu hướng mới trong ngành du lịch, những xu hướng mà bình thường, con người sẽ ít mong đợi hay lường trước. Hôm nay, tôi xin chia sẻ một vài thông tin trong bài báo cáo các xu hướng du lịch mới nhất để các bạn có thể tìm hiểu và định hình được sự thay đổi trong ngành du lịch trong thời gian vừa qua và trong tương lai sắp tới.
Các bạn lưu ý là, bài viết này Hotel Briefing sẽ đề cập đến những xu hướng du lịch có liên quan đến Covid-19 thôi, còn các xu hướng “more generic” hơn thì sẽ dành cho bài viết tiếp theo nha. Nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
1.Xu hướng về Vệ sinh an toàn (Safety & Hygiene Tourism Trends)
Safety & Hygiene là xu hướng đầu tiên được phát triển, và nhanh chóng được áp dụng triển khai tại nhiều tập đoàn khách sạn cùng những đơn vị service provider trong ngành hospitality. Các tập đoàn khách sạn/ nhà hàng nhanh chóng áp dụng các quy trình vệ sinh khử khuẩn nghiêm ngặt cũng như những biện pháp giãn cách cần thiết, theo khuyến cáo của chính quyền địa phương, chính phủ hoặc các tổ chức chuyên nghiệp khác.
Không chỉ “làm”, các tập đoàn còn chú trọng đến các hoạt động PR cho xu hướng này: ví dụ như nhanh chóng communicate các quy trình này cho tất cả công chúng, đối tác, khách hàng qua website, social media, thông cáo báo chí… Mục đích của những việc này, tất nhiên ngoài việc thực sự tham gia phòng chống dịch trong khi kinh doanh, còn là xây dựng niềm tin cho khách hàng tương lai rằng “nghỉ ở khách sạn chúng tôi khá an toàn vì chúng tôi có các biện pháp A B C sau…”.
Nếu các bạn truy cập website của các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới, các bạn sẽ tìm thấy những chuyên mục hay trang riêng, ở đó, họ thông báo và ghi rõ về những hoạt động, quy trình, cách thức khách sạn được giữ vệ sinh ra sao…



2.Xu hướng dịch chuyển từ Quốc tế sang Nội địa, từ Công tác sang Nghỉ dưỡng (Shift from International to Local and Business to Leisure)
Như chúng ta đã biết, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng. Các chuyến bay thương mại quốc tế đều bị giảm xuống tới mức tối đa. Những hoạt động tụ tập đông người bị yêu cầu hủy bỏ. Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ, chúng ta không mở các chuyến bay thương mại quốc tế ồ ạt mà có kiểm soát, đa phần nhằm mục đích đưa cư dân Việt Nam về nước hoặc đưa các chuyên gia nước ngoài đến làm việc. Nhân viên các công ty được yêu cầu “work from home”, vì cả lý do an toàn và lý do cắt giảm chi phí.
Có thể nói, đại dịch xảy ra làm nhu cầu đi lại vì công việc hầu như bị đóng băng, xóa sổ, những khách sạn mà khi xưa có đối tượng khách hàng là doanh nhân, nhóm đoàn từ công ty…nay trở nên ế ẩm vắng vẻ hơn rất nhiều.
Chiến thuật mà khách sạn áp dụng, cũng như được cả chính quyền thực thi, đó là chuyển đổi mục tiêu sang đối tượng khách nhỏ lẻ như solo traveler, couple, nhóm bạn, gia đình…có nhu cầu đi du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, vui chơi. Và tất nhiên, đây đều đang nói tới thị trường nội địa, tức là những người đang sống tại Việt Nam (vì du lịch quốc tế đã không còn mở cửa).
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những chương trình ưu đãi, khuyến mãi dành cho các đối tượng trên, từ những chương trình kích cầu nội địa lớn (chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam của Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch khởi xướng) cho đến những offer dạng “staycation” hay “work from hotel” của khách sạn, resort..



3. Xu hướng Du lịch không tiếp xúc (Contactless Travel)
Những hình thức contactless travel thực sự đã có từ trước thời kì Covid-19, nhưng chính vì sự hình thành của dịch bệnh này mà contactless travel phát triển và trở thành xu hướng trong tương lai gần. Một số hình thức và công nghệ mà các bạn sẽ hay gặp về contactless travel bao gồm:
- Contactless payment: thanh toán thẻ không tiếp xúc. Hình thức này cho phép chủ thẻ chỉ cần chạm hoặc vẩy nhẹ thẻ trên POS mà không cần quẹt thẻ nhay nhập mã PIN, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với thiết bị dùng chung là (máy POS.) Hiện nay tại Việt Nam, một số ngân hàng đã áp dụng contactless payment rồi nhé. Ngoài ra, contactless payment trên smartphone cũng đã được các gã khổng lồ như Apple, Google và Samsung áp dụng.
- Facial recognition: một số sân bay tại châu Âu áp dụng công nghệ nhận diện gương mặt, giúp hành khách qua cổng để vào máy bay mà không cần boarding pass.
- Mobile check in & keyless entry systems: công nghệ cho phép khách hàng check in qua điện thoại và mở cửa phòng khách sạn từ điện thoại của họ, không cần tiếp xúc với bộ phận lễ tân. Ngoài việc tiết kiệm thời gian chờ, tăng trải nghiệm khách hàng thì hình thức này trở nên khá hoàn hảo và thuận tiện trong thời kỳ dịch bệnh.

4. Xu hướng Thực tế ảo (Virtual Reality Tourism)
Du lịch thực tế ảo là một định nghĩa khá mới gần đây và chúng càng được quan tâm hơn khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đều hạn chế du khách quốc tế. Việc phải cách ly khá lâu khiến mọi người trở nên “cuồng chân” và mong muốn được đi đây đi đó càng dâng cao, do vậy việc du lịch thực tế ảo trở nên phổ biến cũng có thể là điều dễ hiểu. Bằng các công nghệ quay phim hoặc chụp hình 3D, chúng ta có thể tham quan các danh lam thắng cảnh, kiến trúc tổng quan của khách sạn, nội thất phòng khách sạn hoặc nhà hàng qua màn hình máy tính hoặc điện thoại, và những trải nghiệm này sẽ được enhanced khi khách hàng sử dụng bộ kính VR.
Nếu ngày trước thì các khách sạn lớn trên thế giới sẽ có tính năng này để khách hàng có thể thật sự trải nghiệm & cân nhắc chọn các dịch vụ trước khi đặt phòng thì ngày nay các danh lam thắng cảnh, khu di tích, bảo tàng… còn có cả tour guide ảo để hướng dẫn khách hàng tham quan các địa điểm qua màn hình.
Những danh lam thắng cảnh có virtual tour trên thế giới: bảo tàng Louvre, Yosemite National Part, bảo tàng Van Gogh…
Xem ví dụ virtual tour tại đây.
VÌ SAO BẠN NÊN BIẾT NHỮNG ĐIỀU NÀY?
Các bạn sinh viên có thể nghĩ rằng những xu hướng và thông tin này có thể giúp ích cho những bài tập, luận án hay đề án trong một môn học nào đó mà các bạn phải hoàn thành. Các bạn nào mới tốt nghiệp và đang bắt đầu con đường sự nghiệp của mình có thể nghĩ rằng đây cũng chỉ là một bài viết cập nhật thông tin mà thôi. À thì điều đó cũng đúng đấy, nhưng hơn nữa, Hotel Briefing Blog hy vọng có thể giúp bạn xây dựng tư duy và thái độ luôn sẵn sàng thay đổi và chấp nhận cái mới:
- Đừng ngạc nhiên hay bực bội khi quản lý áp dụng những quy trình mới trong công việc để theo kịp xu hướng
- Đừng bị động mà hãy research thông tin thêm về những xu hướng này, để phòng trường hợp một khách hàng nào đó, đối tác nào đó hỏi chúng ta. Dù rằng tốc độ cập nhật của những quốc gia về xu hướng du lịch có thể không giống nhau, một số công nghệ có thể chưa phổ biến tại Việt Nam, nhưng việc chủ động có sự tìm hiểu về nó vẫn luôn luôn là cần thiết và hữu ích trong công việc.
- Chủ động nghiên cứu và suy nghĩ để tìm ra những đối tượng khách hàng tiềm năng khác mà ngành du lịch có thể nhắm tới
Chúng tôi tin rằng, câu nói nổi tiếng “Change is the only constant in life” cũng đúng cho cả business nữa. Hãy luôn trong tâm thái sẵn sàng, ngay cả khi bạn chưa ở level của người quản trị, vì điều đó mới có thể giúp bạn phát triển hơn được, bạn nhé!
Bài viết của chúng ta hôm nay sẽ kết thúc tại đây, Hotel Briefing sẽ nói về những xu hướng du lịch chung khác (những xu hướng ít có sự tác động từ Covid-19) vào bài viết sau nha. Chúc mọi người một ngày vui vẻ và nhiều động lực để thành công.
Link đến media kit và thông tin tổng quan của các đầu báo, tạp chí:
https://www.revfine.com/tourism-trends/
https://www.hyatt.com/info/global-care-and-cleanliness-commitment
https://www.ihg.com/content/gb/en/customer-care/clean-promise
https://laodong.vn/thi-truong/kich-cau-du-lich-noi-dia-nguoi-viet-nam-di-du-lich-viet-nam-805454.ldo