Những thắc mắc thường gặp từ sinh viên: Em nên chọn thực tập ở đâu?

Hotel Briefing xin chào các bạn, welcome back các bạn quay trở lại với chuyên mục Những câu hỏi thường gặp từ sinh viên nha. Bài hôm nay, chúng ta sẽ bàn về những thắc mắc của sinh viên đối với kỳ thực tập của mình. Nào, chúng ta cùng bắt đầu nhé.

1. EM NÊN THỰC TẬP Ở BỘ PHẬN NÀO?

Trừ một số ít các bạn trẻ đã xác định cho mình mục tiêu rõ ràng trong tương lai, phần lớn các bạn sinh viên năm nhất ngành nhà hàng khách sạn sẽ còn khá phân vân trong việc lựa chọn bộ phận trong kỳ thực tập. Thật ra theo chương trình học, các bạn chắc chắn sẽ được dạy qua về các bộ phận Front of House, tức là các bộ phận Operation (vận hành) của khách sạn như: Food & Beverages, Front Office, Housekeeping… trong năm học đầu tiên nếu bạn du học Thuỵ Sĩ, hoặc khoảng năm 3 đại học với chương trình đại học ở Việt Nam. Các bộ môn thiên về bàn giấy như Sales & Marketing, Human Resources… sẽ được học sau. Và thông thường các bạn sẽ có từ 1-2 kỳ thực tập bắt buộc trong chương trình học. Cho nên, chúng tôi khuyên bạn chủ yếu những điều sau:

  • Hãy chọn thực tập ở hai bộ phận khác nhau trong mỗi kỳ thực tập, và nên thực tập ở cả Front of House và Back of House để trải nghiệm nhé. Bạn sẽ quan sát thấy rất nhiều điều bổ ích đấy: sự khác biệt về quy trình, cách làm việc, nội quy, tính chất đặc thù… giữa các phòng ban, sự tương quan tương hỗ lẫn nhau của chúng, gặp gỡ nhiều anh chị đi trước với background khác nhau.
  • Bạn nên chọn thực tập tại Front Office nha, đây là một trong những bộ phận quan trọng của khối bộ phận vận hành mà trong quá trình học và làm, bạn nhất định phải được trải nghiệm. Bộ phận F&B, nhà hàng, bếp… cũng rất quan trọng, nhưng những công việc liên quan đến nhà hàng luôn có khả năng cao sẽ nhận part time hơn. Do đó, nếu bạn đi làm thêm trong thời gian học thì đã có thể trải nghiệm các công việc F&B kha khá rồi, ngược lại phía Front Office thì bạn khó xin làm thêm ở khách sạn nếu chưa có kinh nghiệm.
  • Trong các bộ phận Back of House thì chúng tôi khuyên các bạn chọn Sales & Marketing để thực tập nha. Sales & Marketing là bộ phận đóng vai trò then chốt trong công cuộc đem về doanh số cho một khách sạn. Bạn có thể tham khảo bài viết Các section của phòng Sales trong khách sạn để tìm hiểu trước mình thích mảng nào. Thêm một điều nữa, nếu bạn có thời gian thực tập đủ dài, ví dụ 6 tháng, bạn hãy xin luân chuyển qua hết tất cả các section của phòng Sales & Marketing nhé, như vậy là tốt nhất đó!

2. EM NÊN THỰC TẬP Ở KHÁCH SẠN NÀO THÌ TỐT? CÓ NHẤT ĐỊNH PHẢI LÀ KHÁCH SẠN 4-5 SAO KHÔNG?

Đây cũng là một trong những câu hỏi phổ biến nhất của các bạn sinh viên. Nhiều bạn hay nghĩ rằng thực tập ở khách sạn 4-5 sao mới tốt, nhưng trên thực tế làm việc ở chỗ nào bạn cũng có thể học hỏi được rất nhiều điều. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tạm chia thành hai nhóm: khách sạn 4-5 sao và khách sạn vừa và nhỏ/ khách sạn độc lập để phân tích nhé: (Tìm hiểu thêm sự khác biệt giữa khách sạn theo chuỗi và khách sạn độc lập tại đây).

2a. Khách sạn 4-5 sao/ khách sạn theo chuỗi:

Khách sạn 4-5 sao, nhất là những khách sạn mang thương hiệu quốc tế hoặc thuộc tập đoàn lớn, họ thường rất đầu tư cho nhân sự nói chung và mảng training đào tạo nói riêng. Nếu bạn xin vào các khách sạn lớn này để thực tập, bạn sẽ thấy họ chú trọng mảng này nhiều cỡ nào, và cũng có rất nhiều khoảng không cơ hội để bạn được quan sát cách những khách sạn này vận hành chuyên nghiệp: họ có nhiều guidelines, quy trình và tiêu chuẩn ra sao, cách phân cấp các vị trí như thế nào… Một điều rất lợi ích nữa là bạn sẽ có cơ hội va chạm, tiếp xúc với rất nhiều người từ sếp nước ngoài, anh chị đồng nghiệp đến khách hàng từ nhiều quốc gia khác nhau, điều này chắc chắn là một trong những điều thú vị nhất và hữu ích cho bạn đấy.

Tuy nhiên, thử thách của việc thực tập tại khách sạn lớn như thế này đó là: cạnh tranh cao. Bạn cũng sẽ phải trải qua phỏng vấn nghiêm túc, có khi là hai, ba vòng, qua các phòng ban Nhân Sự, bộ phận thực tập và có khi còn có thêm vòng phỏng vấn với Giám Đốc Bộ Phận. Những yêu cầu về thực tập sinh ở đây đương nhiên cũng sẽ khắt khe hơn bình thường đôi chút: bạn đã có thể bị đánh giá ngay từ cách bạn trả lời điện thoại hay email từ khách sạn, cách ăn mặc và thái độ vào ngày phỏng vấn… Cho nên, hãy xác định tư tưởng rằng bạn phải nỗ lực hết 100% khả năng nhé!

Thêm một thực tế nữa, đó là guồng công việc trong những khách sạn tập đoàn quốc tế hàng đầu Việt Nam sẽ rất nhiều. Các anh chị đồng nghiệp và giám sát, quản lý trực tiếp của bạn luôn phải đối mặt với chỉ tiêu, target, họp hành, kết quả công việc… nên bạn hãy lường trước rằng, việc tận tình chỉ bảo cho bạn không thể nào luôn nằm trong top priority của họ nha. Có những phòng ban áp lực và công việc đòi hỏi tính bảo mật, cẩn thận cao như Sales hay Revenue, các bạn trainee có thể không được sờ tay vào những task quan trọng đâu, đây là một thực tế mà các bạn nên lường trước, và cũng không việc gì phải buồn bã nhé.

Bạn hãy lường trước rằng, việc tận tình chỉ bảo cho bạn không thể nào luôn nằm trong top priority của các anh chị đồng nghiệp, giám sát và quản lý khi thực tập ở các khách sạn 4-5 sao/ khách sạn theo chuỗi.

2b. Khách sạn vừa và nhỏ/ khách sạn độc lập:

Ở những khách sạn vừa và nhỏ, có thể bạn sẽ thấy một bức tranh với nhiều điểm khác biệt so với những gì được mô tả phía trên. Những quy trình, tiêu chuẩn sẽ tinh giản hơn, và mọi việc được vận hành một cách linh hoạt hơn. Quy mô về nhân sự của những khách sạn này cũng không nhiều như những khách sạn tập đoàn quốc tế, và theo kinh nghiệm của chúng tôi thì họ thường xuyên có nhu cầu cần thực tập sinh. Do đó, khả năng bạn được giao việc, thậm chí nhiều việc từ những mảng khác nhau, những bộ phận khác nhau, là khá cao. Nói chính xác thì bạn có thể lăn xả, chinh chiến trong công việc như một nhân viên thực thụ nếu bạn học hỏi nhanh và chứng tỏ được rằng bạn có khả năng đấy. Sau kỳ thực tập, khả năng bạn có thể xin việc làm part time, sau đó tiến tới vị trí chính thức ở những khách sạn này cũng không thấp đâu.

2c. Thực tập xa nhà: tại sao không?

Thực tập xa nhà ở đây chính là khi bạn đi đến những khách sạn, resort ở địa phương khác, chủ yếu là những resort biển hoặc núi, bạn thực tập và ở lại đấy luôn. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm quý giá cho các bạn, nên nếu điều kiện cho phép thì chúng tôi khuyên các bạn hãy thử sức nhé. Ngoài những technical skills và kiến thức về ngành, thì làm việc tại một resort/ khách sạn xa nhà sẽ giúp bạn phát triển thêm những kỹ năng mềm như: tính tự lập, khả năng giải quyết vấn đề, sự kiên nhẫn, khả năng giao tiếp và team work. Cụ thể tại sao thì bạn hãy tham khảo trong bài viết Những loại hình resort và những điều bạn cần lưu ý khi làm việc ở resort nhé, chúng tôi có viết rồi nên sẽ không lặp lại trong bài viết này.

3. LỜI KHUYÊN CUỐI BÀI

Qua bài viết này, Hotel Briefing hy vọng các bạn sinh viên đã có một định hướng và mục tiêu rõ ràng hơn trong việc lựa chọn nơi thực tập. Một vài điều quan trọng về mặt tư tưởng và kỹ năng mà các bạn nên cân nhắc, đó là:

  • Bồi dưỡng kinh nghiệm từ trước: Đừng để kỳ thực tập là lần đầu tiên các bạn làm việc, hãy cố gắng có việc làm thêm từ trước để tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và sự tự tin, nhanh nhẹn. Việc bạn đã từng làm thêm, dù là đôi chút, cũng giúp giảm bớt căng thẳng, lo lắng và sự lóng ngóng vụng về mà chắc chắn bạn sẽ có.
  • Có thái độ tốt: Người khác đánh giá thái độ của bạn có tốt hay không thể hiện qua hành vi của bạn. Hãy luôn chịu khó xung phong xin nhận việc, chịu khó hỏi “chị ơi, có việc gì cho em làm không ạ?”. Khi người khác hướng dẫn thì hãy lắng nghe, không hiểu thì hỏi lại chứ không nên im lặng. Đi làm thì phải chuyên cần, không đi muộn về sớm, càng không nên nghĩ mình chỉ là trainee thôi nên thường xuyên xin nghỉ vì những lý do ba chấm như “đi du lịch với gia đình”, “ngủ quên”, “hơi mệt”… Nếu làm sai, hãy chủ động xin lỗi mọi người, nếu có ý kiến, hãy mạnh dạn xin phép sếp phát biểu và đừng buồn lòng nếu chưa được ủng hộ. Luôn làm việc và đối xử với mọi người bằng thái độ chân thành.

Như chúng tôi đã giải thích bên trên, thực tế là không một tiền bối nào trong công ty có trách nhiệm phải đặt việc đào tạo, chỉ dạy cho thực tập sinh lên hàng đầu, vì mỗi ngày họ đều có những vấn đề công việc nghiêm túc và quan trọng hơn cần phải take care. Do đó, việc bạn chứng tỏ bản thân có khả năng, hữu dụng và chịu khó mới là cách khiến các anh chị chủ động hướng dẫn và giao thêm việc cho bạn. Khả năng, tư duy và thái độ làm việc cũng chính là những thứ giúp bạn tiến xa trên con đường sự nghiệp, đừng quên điều này nhé!

Việc bạn chứng tỏ bản thân có khả năng, hữu dụng và chịu khó mới là cách khiến các anh chị chủ động hướng dẫn và giao thêm việc cho bạn.


Bài viết của Hotel Briefing đến đây là hết rồi, hẹn mọi người vào bài viết tiếp theo nhé! Chúc các bạn một ngày thật thành công và vui vẻ.


Xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã giúp Hotel Briefing hoàn thành bài viết này:

  • Chị Phương Anh – Former Director of Sales & Marketing khách sạn Park Hyatt Saigon – Cố vấn của Hotel Briefing Blog, xem thêm thông tin chi tiết về ban cố vấn tại đây.

Cùng dòng chuyên mục này, các bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.