Chào mọi người, welcome back! Hôm nay, Hotel Briefing xin chia sẻ lại một số câu hỏi rất hay và sâu sắc mà chúng tôi nhận được từ các bạn sinh viên trong buổi talkshow lần trước. Hy vọng những chia sẻ này sẽ có ích cho quý vị độc giả, đặc biệt là những bạn có hứng thú tìm hiểu sâu hơn về bộ phận Marketing trong khách sạn nhé.
Có phải làm Marketing trong khách sạn thì bị giới hạn khả năng sáng tạo?
Thật ra đây là một suy nghĩ phổ biến từ khá nhiều các bạn trẻ lẫn một vài bạn đã đi làm, và điều này tồn tại cả ở những người trong ngành chứ không phải chỉ sinh viên. Tôi xin chia sẻ quan điểm của mình như sau:
- Khi chúng ta nói, “làm Marketing trong khách sạn, khả năng sáng tạo bị giới hạn”, thì sáng tạo ở đây là sáng tạo cái gì? Bạn đang nói về mảng nào? Nếu như chúng ta đang nói về mảng design, thì đúng là các khách sạn đều sẽ có bộ nhận dạng thương hiệu cùng những guidelines rất cụ thể cho từng layout thiết kế (nhất là trong các tập đoàn quốc tế) để hình ảnh thương hiệu của họ được duy trì một cách nhất quán trên tất cả các properties. Đây đúng là khuôn khổ, nhưng là một khuôn khổ cần thiết và quan trọng.
- Nhưng mà, khả năng sáng tạo của một người làm Marketing không phải chỉ thể hiện qua mảng design. Còn những aspect quan trọng khác mà có thể các bạn trẻ chưa trải nghiệm nhiều nên chưa biết: đó chính là partnership, là các hoạt động public relations, những event của khách sạn mà cần sáng tạo trong ý tưởng để gây ấn tượng với khách hàng và báo chí…
Việc lên ý tưởng tốt (và phải có khả năng biến ý tưởng trên giấy đó thành hiện thực) cho một món quà ý nghĩa dành tặng khách hàng quan trọng và báo chí quốc tế, một thương hiệu để hợp tác chiến lược… sẽ đóng góp giá trị to lớn và rõ rệt vào thành công về thương hiệu, về customer satisfaction của khách sạn. Ngay cả mảng design, chúng ta hoàn toàn có thể sáng tạo trên những key visuals của những sản phẩm seasonal như bánh trung thu, mùa festive cuối năm, nơi có khoảng không nhiều hơn cho việc lên ý tưởng…Tóm lại, tôi muốn nhấn mạnh cho mọi người hiểu rằng khả năng sáng tạo của Marketing thể hiện ở nhiều điều nữa mà có thể chúng ta chưa nghĩ đến. Cho nên, đừng tự giới hạn mindset của bản thân vào việc gì cả, đừng có chưa dấn thân làm đã nghĩ là “à, mình bị bó buộc cho nên khó phát triển”. Cứ làm, cứ đi tiếp thì cơ hội sẽ mở ra cho chúng ta nắm bắt.
Làm Marketing trong khách sạn có gì khác với làm Marketing cho các ngành khác?
Khi mình nghe người ta nói “làm Marketing” thì có thể chúng ta hiểu lầm là những ai làm nghề Marketing đều làm những công việc giống giống nhau, tương tự nhau. Nhưng thực tế các bạn cần hiểu là: hễ sản phẩm khác nhau và kênh phân phối khác nhau thì cách làm Marketing nó đã khác nhau lắm rồi.
Một người làm Marketing khách sạn có thể làm những task không hề giống với một người làm Marketing trong ngành FMCG. Sản phẩm mà khách sạn bán chính là phòng ngủ, phòng hội nghị, nhà hàng etc. Trong đó, những kênh phân phối và segments của khách sạn cho mảng phòng ngủ đã khá chi li và không đơn giản, ví dụ như Mảng Corporate có hệ thống RFP, local contracts; mảng Wholesale bán qua các công ty lữ hành, tour operator, local destination management company, premium programs etc. Từng phân mảng và từng kênh phân phối đòi hỏi sales strategy và marketing strategy/ tactics khác nhau hết.
Ngoài phòng ngủ, Marketing trong khách sạn còn phụ trách promote rất nhiều cho mảng nhà hàng, event (nhất là city hotels). Những loại hình sản phẩm này sẽ có cách tiếp cận khách hàng hơi khác so với các nhà hàng độc lập bên ngoài, do cách phân phối của họ khác. (Nhà hàng của khách sạn đâu có dễ dàng bán delivery như những nhà hàng bên ngoài, đúng không nào?)
Đội ngũ Hotel Briefing đang nghiên cứu để lên nội dung cho loạt bài viết về các segments trong khách sạn & kênh phân phối riêng, những kiến thức này hơi khó nhằn một chút đó nha. Mọi người hãy đón đọc nhé.
Tóm lại, tôi hy vọng các bạn hiểu là, dù mục đích vĩ mô của Marketing ở mọi ngành đều là “làm thương hiệu”, ‘xây dựng thương hiệu”, “quảng bá sản phẩm” vân vân, và đôi khi chúng ta cùng dùng một số nền tảng và công cụ thông dụng khi làm Marketing; nhưng khi đi sâu vào những tasks và tactics thì từng ngành sẽ có sự khác nhau nhất định các bạn nhé.
Vì sao Sales và Marketing lại nằm trong cùng một bộ phận?
Trước khi trả lời câu hỏi thì tôi cần cảm ơn bạn trẻ đã gửi câu hỏi này đến team. Điều này cũng phần nào cho thấy tư duy của bạn, một mindset mà chúng tôi rất quý và đánh giá cao. Đó chính là tư duy không chấp nhận những gì đã luôn được “an bài” sẵn, mà luôn đặt câu hỏi ngược lại dù những người xung quanh không mấy ai thắc mắc như mình. Các bạn hãy luôn nuôi dưỡng lối tư duy này nha!
Trở lại câu hỏi, thật ra, khó ai đưa ra được câu trả lời chính xác cho việc này. Nếu các bạn đã đọc các bài viết của Hotel Briefing hoặc đã có kinh nghiệm trong ngành một chút, các bạn sẽ thấy Marketing hỗ trợ không chỉ Sales mà các bộ phận khác nữa, như F&B, Front Office… Vậy thì tại sao không ghép nó vào một bộ phận khác hoặc là tách riêng thành một bộ phận nhỉ?Quan điểm của tôi là, dù Marketing còn quảng bá các bộ phận khác nữa, nhưng rooms – phòng ở, mới là sản phẩm chính và cũng là sản phẩm đem lại tỷ trọng doanh thu cao nhất của một khách sạn.
Nếu mảng Sales là bộ phận “trực tiếp đi bán phòng”, thì tương tự, nhiệm vụ hoặc kỳ vọng chủ yếu của Marketing chính là quảng bá phòng, giúp cho việc bán phòng thuận lợi hơn. Thậm chí, đội ngũ Marketing còn đóng vai trò quan trọng, tiên phong ở những giai đoạn từ rất sớm, khi khách còn chưa hình thành rõ nhu cầu du lịch, book phòng. Để tiếp cận khách hàng ở giai đoạn này, Marketing sẽ thông qua một số hình thức như prospecting trong display marketing, KOL & influencer marketing, các hoạt động PR… để đem hình ảnh, sản phẩm và dịch vụ khách sạn tiếp cận khách.Do đó, chị tin là việc đặt Sales & Marketing trong cùng một bộ phận chính là để nêu bật vai trò của hai nhánh này – cùng quảng bá và bán phòng cho khách sạn.
Ngoài ra các bạn nên nhớ, thế giới luôn luôn thay đổi và khai sinh ra những xu thế mới. Tôi đã chứng kiến một số khách sạn có vị trí F&B Marketing, tức là làm Marketing cho mảng F&B. Biết đâu trong tương lai, Marketing sẽ phát triển trở thành một bộ phận độc lập trong khách sạn, như một số ngành khác hiện nay thì sao? Chúng ta hãy luôn ở trong tâm thế đón nhận những thay đổi và adapt bản thân nhé, đó là một trong những chìa khóa thành công đấy.
Bài viết này hôm nay đến đây là hết rồi. Team Hotel Briefing sẽ tiếp tục đăng tải những câu hỏi thú vị và đáng học hỏi lên blog cho mọi người cùng suy ngẫm nhé. Cảm ơn mọi người & chúc mọi người một ngày tốt lành.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã giúp Hotel Briefing hoàn thành bài viết này:
- Chị Phương Anh – Former Director of Sales & Marketing khách sạn Park Hyatt Saigon – Cố vấn của Hotel Briefing Blog, xem thêm thông tin chi tiết về ban cố vấn tại đây.