Hotel Briefing xin chào các bạn, chào mừng các bạn quay trở lại với blog nha.
Bài viết hôm nay sẽ thuộc chủ đề những tựa báo, tạp chí quốc tế mà bạn nên biết khi làm trong ngành hospitality. Hotel Briefing đã viết một bài tổng hợp tựa báo dành của Việt Nam, các bạn có thể tham khảo tại đây. Bài viết tổng hợp các tựa báo quốc tế này chính là phần tiếp theo của chuyên mục bài tổng hợp báo chí, tuy nhiên trong quá trình công tác, danh sách này luôn được tôi cân nhắc, chọn lọc, tìm hiểu từ nhiều nguồn…, do đó bài viết này ra đời muộn hơn so với bài đầu tiên về thị trường báo chí Việt Nam.
Trước khi bắt đầu vào nội dung chính thì tôi xin lưu ý một vài điều quan trọng như sau:
- Loạt bài viết tổng hợp tựa báo này sẽ chia ra ít nhất 2 phần. Phần 1 này chúng ta liệt kê các tựa báo thời trang, phong cách sống, du lịch, kinh tế, tài chính…tên tuổi của thế giới. Phần 2 sẽ là bài mà Hotel Briefing chia sẻ những scope of work bạn thường đảm nhiệm khi làm việc với những tựa báo quốc tế này nói riêng và báo chí nói chung.
- Vì đây là bài tổng hợp từ nhiều thị trường quốc tế chính, để ngắn gọn, chúng tôi sẽ không đi sâu giới thiệu từng tựa đề mà sẽ liệt kê dạng top list cùng đường link dẫn đến media kit (dạng như brochure giới thiệu thông tin chung của tạp chí) cho các bạn tiện tìm hiểu sâu hơn nha
- Những tựa báo được nêu tên trong loạt bài là dựa vào kinh nghiệm làm việc thực tế của nhóm tác giả Hotel Briefing, và chủ yếu là top list báo international mà môi trường khách sạn, resort 5 sao quốc tế thường làm việc. Danh sách này không áp dụng 100% cho mọi khách sạn ở những phân khúc, thị trường khác nhau.
- Ngoài các đầu báo quốc tế nổi tiếng này, các bạn nên nhớ từng quốc gia, từng khu vực còn có những đầu báo địa phương phục vụ riêng cho thị trường đó. Cho nên, danh sách top các báo chí của một quốc gia sẽ luôn khác nhau và bao gồm nhiều danh sách báo, trong đó các tựa báo địa phương chiếm tỷ lệ không nhỏ nhe.
- Thứ tự của những tựa báo, tạp chí được liệt kê một cách ngẫu nhiên
A.DANH SÁCH CÁC TẠP CHÍ QUỐC TẾ NỔI TIẾNG:
1.Mảng Travel, Fashion, Lifestyle, Beauty…
- Conde Nast Traveller
- Tatler
- Travel + Leisure SEA
- Vogue
- Elle & Elle Decor
- Esquire
- L’Officiel
- Harper’s Bazaar
2.Mảng Kinh tế tài chính, Đầu tư
- Financial Times
- The Economic Times
- The Economist
- The Wallstreet Journal
- Nikkei Asia
- Forbes
- Robb Report
B.NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN BẠN CẦN BIẾT:
1. Cùng một tựa báo nhưng có nhiều phiên bản tạp chí ở từng quốc gia:
Nội dung trong từng phiên bản tạp chí đó ở từng quốc gia sẽ có sự khác nhau rõ rệt, do đối tượng độc giả, văn hóa, ngôn ngữ, hành vi, nhu cầu, thị trường, thông tin… của từng quốc gia và châu lục có sự khác biệt rất lớn. Vài tựa báo, tạp chí còn xuất bản ở ngôn ngữ của nước sở tại, ngoài phiên bản tiếng Anh. Điều này là hoàn toàn bình thường và phổ biến nha các bạn. Nếu cầm trong tay cuốn tạp chí phiên bản Mỹ và Hongkong, bạn sẽ thấy rõ sự khác nhau từ các bài nội dung cho đến quảng cáo. Tuy nhiên, một số nội dung nổi trội, ví dụ bài phỏng vấn một ngôi sao Holywood trên tạp chí gốc tại Mỹ chẳng hạn, có thể được dịch lại để đăng trong ấn phẩm của phiên bản tạp chí này ở những nơi khác nhau.




2. Nội dung ở phiên bản digital và print có sự khác biệt
Thời nay, các tạp chí in đều có trang web của riêng mình, trở nên số hóa để tiếp cận độc giả nhiều hơn. Nội dung của tạp chí trên phiên bản web sẽ có vài điểm khác nhau so với bản in, ví dụ:
- Tin bài trên phiên bản web sẽ mang tính tức thời hơn do có thể được cập nhật nhanh chóng và liên tục, điều mà các ấn phẩm không thể đáp ứng được (do luôn cần thời gian thiết kế nội dung rồi in ấn thì một ấn phẩm mới ra đời)
- Ngược lại, một số content có tuổi thọ lâu hơn, không thiên về tính cập nhật thời sự, tin tức…sẽ được báo chí đầu tư rất kỹ lưỡng về mặt hình ảnh và nội dung và sẽ phát hành trên phiên bản in ấn. Những nội dung chỉ tìm được trên phiên bản in chính là các dạng bài phỏng vấn độc quyền với người nổi tiếng, hoặc hình ảnh ngôi sao trên trang bìa tạp chí… Có khi chúng không được số hóa trên web, hoặc sẽ ra mắt trên web chậm hơn một thời gian so với báo in, mục đích là để độc giả chọn mua báo in.
Thực tế, một số ấn phẩm quan trọng hoặc có bìa là hình ảnh của ngôi sao có đông đảo người hâm mộ sẽ được săn lùng để sưu tập đấy, ví dụ như trường hợp tạp chí W của Hàn Quốc đã từng ra mắt 9 phiên bản bìa khác nhau cho cùng một số, mỗi ảnh bìa là từng thành viên của nhóm nhạc EXO và được bán hết nhanh chóng. Tham khảo thêm tại đây.



3. Có thể nhiều tựa báo/ tạp chí chuyên đề nhỏ dưới một tựa báo lớn
Ngoài tạp chí gốc, chúng ta có thể thấy những phiên bản chuyên đề nhỏ hơn, nói nôm na như một “brand con” dưới cái tên thương hiệu của tạp chí gốc. Những brand con này sẽ tập trung vào một chủ đề hoặc chùm nội dung cụ thể, và có lịch phát hành riêng, đôi khi ít thường xuyên hơn tạp chí gốc. Còn ở thị trường quốc tế, có thể nhắc đến những ví dụ sau:
- Cuốn Travel Guide của Tatler, chuyên về du lịch
- Tatler Homes chuyên chủ đề nội thất, thiết kế
- Harper’s Bazaar Bride chủ đề cưới
- L’Officiel Hommes: chuyên dành cho phái mạnh
- Elle Decor tập trung vào chủ đề nội thất, kiến trúc
Tạp chí còn có thể có những cuốn đặc san phát hành theo dịp đặc biệt, điển hình nhất là những cuốn đặc san Tết mà chúng ta có thể thấy ở thị trường Việt Nam. Đặc san dạng “seasonal” này không phải là cả một dòng tạp chí chuyên đề riêng, có lịch phát hành đều đặn như các ví dụ trên, mà chỉ phát hành trong đúng dịp đặc biệt nào đó thôi.
4. Tựa báo quốc tế được nhượng quyền khi phát hành ở một quốc gia khác
Điều này hẳn mọi người đều có thể đã biết hoặc không lấy làm lạ. Các tựa báo gốc đều có chủ sỡ hữu là một công ty truyền thông, một tập đoàn nào đó. Sau đó, những tựa báo này sẽ nhượng quyền cho một đơn vị, một công ty truyền thông ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác được sử dụng tên tạp chí và xuất bản tại nơi đó. Phải có thỏa thuận nhượng quuyền và giấy phép xuất bản này thì tạp chí phiên bản quốc gia đó mới được ra mắt, phát hành.
Các bạn có thể đọc một tin về trường hợp của tạp chí Forbes Việt Nam cho rộng đường tìm hiểu nha. Đây là trường hợp thay đổi đối tác nhượng quyền của tạp chí tại thị trường Việt Nam. Link tại đây.
Tôi xin được kết thúc phần thứ hai của chuỗi bài viết về các tạp chí và đầu báo bạn nên biết tại đây. Phần sau, chúng tôi sẽ nói về các mảng scope of work chính khi chúng ta làm việc với báo chí, mời các bạn đón đọc nhé. Chúc mọi người một ngày tràn đầy niềm vui và năng lượng nhé!
Link đến media kit và thông tin tổng quan của các đầu báo, tạp chí:
https://tatlerasiagroup.com/media-kits/
https://www.condenast.com/brands-and-markets/brands
http://www.ellemediakit.com/r5/home.asp
http://www.esquiremediakit.com/r5/home.asp
http://www.harpersbazaarmediakit.com/r5/home.asp
Cùng dòng chuyên mục này, các bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
[…] của hai bài viết liệt kê top các đơn vị báo chí, tạp chí của Việt Nam và thế giới mà bạn nên biết khi làm trong ngành hospitality. Các bạn có thể tham khảo hai bài […]
ThíchThích
[…] khảo lại 2 bài trước về danh sách các đầu báo và tạp chí của Việt Nam và quốc tế cùng các scope of work mà khách sạn hay làm việc (dựa trên kinh nghiệm cá nhân […]
ThíchThích